Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây tam thất đều có công dụng làm thuốc. Từ hoa tam thất đến củ đều là những dược liệu quý được dùng phổ biến từ xa xưa. Củ tam thất chữa những bệnh gì hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin củ tam thất chữa những bệnh gì?
Cho đến ngày này, hoa và củ tam thất vẫn được dùng chữa những bệnh thường gặp:
Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:
Tam thất 6g (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.
U xơ tuyến tiền liệt
Bài 1: xuyên sơn giáp 3g, huyền sâm 12g, thương nhĩ (sao) 10g, hoàng cung trinh nữ 6g, phòng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, nga truật 10g, tam thất 10g, trần bì 10g, bạch truật 10g, uất kim 10g, ích mẫu 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống u bướu, nhuyễn kiên, chống viêm nhiễm. Thời gian dùng thuốc 20 – 25 ngày, nghỉ 7 ngày. Sau đó dùng tiếp đợt 2.
Bài 2: phòng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đươngquy 16g, bạch truật 12g, huyền sâm 12g, uất kim 10g, cỏ mực 16g, rễ cỏ tranh 16g, tam thất 6g, đinh lăng 16g, xuyên sơn giáp 3g, trinh nữ hoàng cung 6g, cát căn 12g, cam thảo 10g, hương phụ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Viêm khớp
Bài thuốc gồm: sinh toàn yết 60g, tam thất 30g, địa long 90g, sinh hắc đậu 60g hạt, xuyên ô 15g, xạ hương 3g (nghiền nhỏ, bỏ vào sau). Tất cả nghiền thành bột mịn dùng hồ gạo làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều) mỗi lần 7 đến 10 viên hoàn, dùng với nước ấm.
Tam thất rất rất bổ tuy nhiên cần có liệu lượng dùng phù hợp để tránh hiệu quả ngoài mong muốn người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ trong việc thay thế hay hợp sử dụng các bộ phận của cây tam thất để đạt hiệu quả cao hơn trong điều trị căn bệnh của mình.