Tam thất còn có tên là Sâm tam thất, Kim bất hoán thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae. Đây là loại cây thân thảo sống nhiều năm, thân cao 30-50cm. Bộ phận dùng làm thuốc phổ biến là rễ củ, thường gọi là t,am thất, tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng. Mặc dù tam thất mang lại lợi ích vô cùng ý nghĩa nhưng ngày nay vẫn tồn tại khá nhiều câu hỏi về cách dùng tam thất, điển hình là 4 “nghi vấn” vô cùng phổ biến :
Đàn ông dùng tam thất có bị vô sinh không?
Mới đây Tổ chức y tế thế giới đã chính thức công bố một số ứng dụng của tam thất trong điều trị lâm sàng. Ðó là: điều trị phụ nữ sau khi sinh, rong kinh, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, trị các chứng xuất huyết: đường tiêu hóa trên, dạ dày hành tá tràng, trĩ, ho ra máu, tiểu tiện ra máu. Nó chứng tỏ rằng, tam thất rất tốt cho phụ nữ nhưng cũng đặt ra cho các bà nội trợ và các quý ông câu hỏi “Liệu tam thất có tốt cho nam giới?”. Trong một diễn đàn của các bà mẹ, những câu hỏi như “Tôi thường xuyên làm món Tam thất hấp thịt nạc cho chồng như vậy có tốt?” khá phổ biến. Các bác sĩ đã khẳng định tam thất không những không nguy hại cho các ông chồng mà ngược lại còn có khả năng tương tự như nội tiết tố sinh dục, người xưa còn coi tam thất có công năng tráng dương. Do đó các bà nội trợ hoàn toàn yên tâm để tha hồ sáng tạo các cách dùng tam thất cho chồng mình được rồi.
Ăn tam thất có nóng không?
Theo PGS.TS Phùng Hòa Bình, tam thất có vị đắng, ngọt và tính hơi ôn: Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên. Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa. Như vậy có thể thấy, dù với cách dùng tam thất nào đi chăng nữa cũng phải phù hợp với thể trạng người dùng, hiểu rõ bản thân mình sau đó mới dùng thuốc là phù hợp nhất. Chúng ta có thể kết luận rằng, tam thất có tính ôn, không nóng cũng không lạnh.
Đang mang thai có nên dùng tam thất?
Hoàn toàn không. Đây là khẳng định đầu tiên từ bất kì bác sĩ hay thầy thuốc nào nếu bạn hỏi. Với những thành phần bổ dưỡng mà tam thất mang lại, nó được chứng minh là rất tốt dùng cho phụ nữ đặc biệt là sau khi sinh. Theo tài liệu nước ngoài, tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau… Bên cạnh đó, tam thất còn có công năng đào thải tụ máu, tránh xuất huyết máu cho cơ thể trong khi mang thai cơ thể mẹ và bào thai cần có sự lưu thông khí huyết để đảm bảo sức sống cho thai nhi, do đó thời kì này hoàn toàn không phù hợp với bất cứ cách dùng tam thất nào.
Tam thất có thể cầm máu?
Nhiều người vẫn nhầm lẫn công dụng của tam thất giữa tiêu máu, tiêu sưng với việc hỗ trợ cầm máu. Với tính chất của mình, tam thất giúp cho máu lưu thông dễ dàng và tốt hơn đồng nghĩa với việc người đang bị vết thương hở khi sử dụng tam thất sẽ lâu lành bệnh hơn, việc rắc hay đắp bột tam thất vào vết thương hở cũng hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, một trong những khuyến cáo của bác sĩ khi sử dụng tam thất là tuyệt đối không dùng cho người bệnh bị tiêu chảy, nó không những giúp bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra tử vọng cao.
Hy vọng với những giải đáp trên đây, mọi người có thể tự tin hơn khi sử dụng các cách dùng tam thất trong việc bồi bổ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình mình.