Từ xa xưa, con người đã biết tận dụng các loại cây cỏ thiên nhiên để làm thuốc trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Tam thất cũng là loại thảo dược rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy củ tam thất có tác dụng gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về củ tam thất để giúp các bạn hiểu hơn về loại dược liệu này.
-
Nội dung bài viết
Giới thiệu và phân loại củ tam thất
Củ tam thất được thu họach từ cây tam thất, loại cây thân nhỏ, sống lâu năm, thân cây cao khoảng 30 -60cm mọc đứng, vỏ cây có rãnh dọc, không có lông, lá cây mọc vòng có tên là củ tam thất bắc.
Nếu được thu hoạch từ cây thảo không có thân, có thân rễ dày và củ bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh, được xếp thành chuỗi xếp thành chuỗi thì đó là củ tam thất nam.
Loại dược liệu này có chứa các chất như Acid Amin, các hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Sắt, Canxi và 2 chất Saponin. Củ tam thất bắc được thu hoạch nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc do khí hậu ở đây ôn hòa, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây tam thất. Ở những vùng này còn có cả tam thất 7 củ, tam thất đen.
-
Đặc điểm nhận dạng của 2 loại củ tam thất
Củ tam thất được chia làm hai loại chính: tam thất bắc và tam thất nam. Mỗi loại có đặc điểm và công dụng khác nhau, giá thành của hai loại cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Tam thất Bắc : Tam thất bắc hay còn gọi là củ tam thất sâm, thổ sâm, kim bát hoàn là cây thuộc họ nhân sâm, củ có màu vàng, vỏ sần sùi và có nhiều mấu nổi lên. Loại củ này càng được trồng lâu năm thì kích thước càng to và các mấu này càng nhiều.
Tam thất nam : Tam thất nam hay còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông là cây thuộc họ gừng, củ tròn, trên thân có các vết lõm màu đen, đường kính củ tầm 2-3 cm, nhẵn hơn tam thất bắc. Củ có màu trắng ngà pha xám nhạt.
Ngoài ra, còn có loại củ tam thất rừng quý hiếm mọc ở độ cao 1000m tại Sa Pa, loại củ này có rất nhiều mắt, có ít rễ xung quanh, có công dụng tương của cả tam thất và sâm ngọc linh. Tam thất rừng trồng lâu năm được gọi là củ tam thất đen.
-
Củ tam thất có tác dụng gì?
Củ tam thất có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người. Củ tam thất bắc hay thường được gọi tắt là tam thất bắc với các thành phần của nhân sâm được sử dụng làm các dược liệu trị bệnh thì tam thất nam chỉ được dùng bồi bổ sức khỏe nên giá củ tam thất nam luôn rẻ hơn rất nhiều.
Công dụng của tam thất bắc:
Tam thất bắc rất tốt cho việc cầm máu, tiêu sưng, giúp chữa các vết bầm tím, tiêu máu ứ hiệu quả. Sử dụng bột tam thất rắc lên các vết thương hở giúp nhanh chóng cầm máu và nhanh lành. Loại dược liệu quý này cũng rất tốt cho việc chữa băng huyết cho phụ nữ khi sinh đẻ nên các bà bầu hay ăn củ tam thất sau sinh, đồng thời giúp trị các bệnh như chảy máu cam, ho ra máu, đại tiện ra máu.
Loại củ này còn có thành phần chất ginsenosid giúp giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn khi thiếu oxi. Đồng thời, cũng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu đường, huyết áp, thấp tim nên rất tốt khi người có tiền sử bị tai biến và bệnh tim mạch uống củ tam thất hàng ngày bằng cách pha bột với nước
Sử dụng củ tam thất chữa ung thư, kéo dài thời gian sống của các bệnh nhân ung thư cũng được áp dùng vì chúng nó khả năng ngăn sự phát triển của các khối u. Với các khối u lành tính, dùng củ của cây tam thất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển và làm khối u tiêu dần.
Ngoài ra, dùng củ tam thất chữa dạ dày là bài thuốc được rất nhiều người sử dụng. Tam thất cũng có tác dụng rất tốt với hệ thần kinh, kích thích thần kinh, chống mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ.
Các bệnh như đau mắt đỏ, đau thắt lưng cũng có thể sử dụng chúng để chữa bệnh. Củ tam thất bắc còn có thể dùng để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Công dụng của tam thất nam:
Không có nhiều công dụng điều trị bệnh như tam thất bắc nhưng tam thất nam hay còn gọi là củ tam thất gừng cũng có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người. Tam thất nam có tác dụng bồi bổ khí huyết, điều trị các bệnh cảm lạnh. Các bệnh về tiêu hóa như lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu đều có thể sử dụng củ tam thất nam để chữa. Ngoài ra, loại tam thất naỳ còn giúp cải thiện lưu thông khí huyết, hỗ trợ hoạt động của hệ hô hấp.
Những người bị bệnh phong thấp, người cao tuổi bị rối loạn lưu thông khí huyết, những người mắc các bệnh về hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng có thể mua củ tam thất để trị bệnh.
-
Cách lựa chọn củ tam thất
Để có những củ tam thất chất lượng, cách chọn mua củ tam thất được áp dụng rộng rãi là chọn củ chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng và có mùi thơm nhẹ. Với tam thất bắc, hãy chọn những củ hình con quay, đầu củ sần sùi, không phân nhánh, vỏ ngoài cứng có màu xám hoặc màu đen là những củ có chất lượng tốt nhất.
Với tam thất nam, bạn có thể dễ dàng lựa chọn hơn tam thất bắc vì chúng có kích thước nhỏ, khá đều nhau, bề mặt nhẵn, màu gần giống củ gừng, nếm thử có vị hơi cay là sản phẩm chất lượng tốt.
-
Cách sử dụng củ tam thất
Nếu sử dụng tam thất tươi ( chưa qua sơ chế) bạn cần sơ chế nhanh bằng cách rửa củ tam thất với nước đun sôi để nguội vài lần để tam thất sạch hết phần đất bẩn dính bên ngoài. Việc này cần thực hiện nhanh để tránh nước ngấm vào trong củ gây mất chất.
Để củ cây tam thất bảo quản được lâu hơn, bạn nên cắt lát phơi khô ở nhiệt độ 50-60 độ C để giữ lại chất. Nhiều người sử dụng cách rang hoặc sấy khô nhưng với nhiệt độ cao như vậy sẽ phân hủy các chất của tam thất, làm mất nhiều chất quý. Sau khi tam thất khô cho vào hũ thủy tinh kín là cách bảo quản củ tam thất tốt nhất
Đối với tam thất bắc, tùy từng mục đích sử dụng chữa bệnh khác nhau, có thể ăn củ tam thất trực tiếp hoặc dùng củ tam thất tươi ngâm rượu, có thể nấu cùng càng thức ăn khác hoặc tán thành bột, dùng chung với các vị thuốc khác thái lát và sắc lấy nước uống hoặc sử dụng tam thất ngâm mật ong. Các món ăn có thể nấu cùng tam thất rất đa dạng như gà tần tam thất, cá kho tam thất, tim hầm tam thất,..mỗi loại có một công dụng khác nhau.
Các trường hợp nấu chín với thức ăn khác chỉ nên dùng cho đối tượng đang bị suy nhược, thiếu máu và phụ nữ sau sinh đẻ. Các trường hợp khác có thể dùng trực tiếp không cần nấu chín.
-
Một số đối tượng không nên sử dụng củ tam thất
Củ tam thất có tác dụng rất tốt với cơ thể con người nên có nhiều người giữ thói quen dùng sản phẩm tam thất hàng ngày. Cũng nhiều người thắc mắc củ tam thất có nóng không và không dám sử dụng củ tam thất nhiều.
Tuy nhiên, chỉ những người bị nóng trong thì tình trạng sử dụng kéo dài có thể dẫn đến nổi mụn, ngứa, dị ứng, các trường hợp khác có thể sử dụng bình thường
Để tránh bị mụn khi sử dụng tam thất, hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, rửa mặt sạch và tinh thần luôn thoải mái và tuyệt đối không nặn mụn khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Các đối tượng không nên sử dụng củ tam thất là trẻ em, phụ nữ trong thời kì mang thai, những người đang bị tiêu chảy sử dụng tam thất có thể dẫn đến tử vong nên cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng
Hi vọng những thông tin về củ tam thất trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn và sử dụng loại thuốc quý này đúng cách. Nếu có nhu cầu tìm mua củ tam thất mà không biết củ tam thất bán ở đâu, hãy liên hệ Tam thất Hà Giang ngay để được sử dụng các sản phẩm tam thất trồng và thu hoạch trực tiếp tại Hà Giang, đảm bảo quy trình và chất lượng chất lượng giúp nâng cao sức khỏe của bạn và gia đình!
Nguồn tại: https://tamthat.com/
Thưa bác sĩ, cho tôi hỏi là bênh hẹp niệu quản đã trải qua phẫu thuật đặt JJ có ăn được tam thất không ạ ?
Chào bác. Bác sử dụng được tam thất ạ. Nếu đã phẫu thuật, thỉnh thoảng bác ăn tam thất hấp thịt nạc để đảm bảo sức khỏe tốt ạ.
Chúc bác sức khỏe thật tốt ạ.