Tam thất được chia thành 2 loại là tam thất bắc và tam thất nam. Trong đó tam thất bắc thuộc họ sâm, có mùi khá giống mùi sâm nhưng lại có tính nóng. Thành phần của tam thất bắc là sterol, các hợp chất acid amin, canxi, sắt,… và chứa nhiều công dụng tuyệt vời. Chúng ta sẽ cùng điểm danh 1 số công dụng chính của tam thất bắc như sau nhé!
-
Giúp làm giảm căng thẳng, ức chế và stress cơ thể, giúp hồi phục lại hoạt động khỏe mạnh của hệ thần kinh, tăng cường khả năng sáng tạo và trí nhớ.
-
Giảm triệu chứng đau đầu và đau nhức nửa đầu do mạch máu não lưu thông kém làm thiếu máu.
-
Giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại sổ mũi, sốt và cảm cúm.
-
Giúp bồi bổ cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi các triệu chứng căng thẳng và mệt mỏi.
-
Thông kinh hoạt lạc, đồng thời điều hòa khí huyết cơ thể ổn định.
-
Chống lão hóa, làm đẹp da và trẻ hóa làn da, giúp tăng cường máu lưu thông lên vùng da khiến da khỏe mạnh, căng mịn và trắng sáng.
-
Cầm máu và chống xuất huyết ngoài da lẫn xuất huyết nội tạng, rất tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật và cả phụ nữ sau sinh mất máu nhiều.
-
Chống máu ứ, phù thũng do các va đập và tai nạn gây bầm tím da.
-
Đặc biệt có công dụng tốt trong việc đảm bảo sức khỏe tim mạch cho con người. Cụ thể, nó ngăn ngừa các biến chứng suy tim, đau tim, giảm thiểu các triệu chứng huyết áp cao. Chúng cũng có công dụng tốt trong việc điều trị bệnh co thắt tim, tim đập nhanh, tim loạn nhịp, chống xơ vữa động mạch và vành.
-
Tam thất bắc còn được biết đến với công dụng ngừa biến chứng tai biến mạch máu não bởi chúng làm tan các cục máu đông, giúp mạch máu lưu thông ổn định; ngăn ngừa sự phát triển và di ăn của các tế bào ung thư ác tính. Do đó mà có rất nhiều bệnh nhân được bác sĩ khuyên dùng tam thất thường xuyên để điều trị và hỗ trợ phục hồi sức khỏe, nhất là những bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư phổi,…
Khi sử dụng tam thất, các bạn nên lưu ý phân biệt tam thất bắc với tam thất nam. Tam thất bắc càng mọc lâu càng có củ to, trên thân nhiều mấu nhỏ, sở hữu vị đắng ngọt, có tác dụng tốt hơn tam thất nam. Còn tam thất nam không có mấu nhỏ trên thân, hình củ tròn nhỏ, có vị cay tính nóng nên được dùng để chữa 1 số bệnh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, đau nhức xương khớp.