Tam thất là một loại thảo dược quý, rất khó trồng và chăm sóc bởi nó đòi hỏi các điều kiện sinh sống trong môi trường tự nhiên rất khắt khe, đặc biệt là nơi phải có khí hậu mát lạnh quanh năm với nền nhiệt độ từ 18 đến 25 độ C. Cao nguyên đá Đồng Văn đây là nơi lý tưởng phát triển tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của giống cây được mệnh danh “kim bất hoán” này.
Mấy ngày gần đây, có rất nhiều bài báo đưa tin về “tam thất – cây tiền tỉ ở Lào Cai”. Các bài báo đưa tin đều có đặc điểm chung là nói tới giá trị kinh tế cao của cây tam thất mang lại, các bài báo đều đưa tin rằng “năm nay Lào Cai cháy hàng hoa tam thất”… Lào Cai và Hà Giang đều là tỉnh phía Bắc với địa hình chủ yếu là núi, khí hậu mát mẻ và rất phù hợp để cây tam thất sinh sống và phát triển. Xét về khía cạnh địa hình thuận lợi, thì Lào Cai có diện tích đất trồng tam thất với tỷ lệ đất/ đá nhiều hơn so với Hà Giang, vì diện tích của Hà Giang đa số là núi đá tai mèo, với cáo nguyên đá Đồng Văn đã được ghi nhận là “Công viên địa chất của thế giới”. Nhưng xét về giá trị hoạt chất trong củ tam thất, thì tam thất của Hà Giang lại cho giá trị chất tốt hơn Lào Cai.
Củ tam thất
Từ những năm đầu của thập niêm 70 của thế kỷ 20, với khí hậu thuận lợi để cho cây tam thất phát triển, nên Sở NN&PTNT Hà Giang đã thí nghiệm và đưa cây tam thất vào trồng mở rộng tại cao nguyên đá. Do đặc tính của cây là phải sống ở nơi có khí hậu lạnh, sống trong tán lá bóng dâm, không trực tiếp tiếp xúc được với ánh nắng tán xạ, nên nkhi trồng cây tam thất bà con phải trồng dưới tán các bụi cây hoặc phải che dàn lưới cho cây với tỉ lệ 3 sáng: 7 tối.
Vườn tam thất. Ảnh : ST
Tam thất là một loại thảo dược liệu quý, bởi những tính năng của nó có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người như cầm máu, bổ huyết, giảm đau, tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, kích thích tâm thần, chống trầm uất, bảo vệ tim,… vì vậy tma thất được mệnh danh là “kim bất hoán” là như thế. Chính vì những tính năm “siêu việt” của tam thất, nên tam thất có giá trị kinh tế rất cao. Trong thời gian sinh sống, từ năm thứ 3 trở đi thì tam thất bắt đầu có tính dược liệu, người ta khai thác tam thất từ tuổi thứ 3 tới tuổi thứ 7. Một cây tam thất khi trưởng thành thì các bộ phận của nó đều được sử dụng và có giá trị kinh tế: củ và rễ tam thất làm thuốc, hoa (nụ) và lá làm trà, hạt bán làm giống. Hiện nay, giá trung bình bán lẻ của 1kg củ tam thất khô là 2,5 triệu đồng tới 3 triệu đồng/kg, rễ từ 700 nghìn đồng tới 1 triệu đồng/kg, hoa và nụ có giá từ 400 nghìn đồng tới 1,1 triệu đồng/kg, cho nên tam thất chính là một cây xóa đói giảm nghèo hiện tại và là cây tiền tỉ trong tương lại của tỉnh Hà Giang.
Tam thất giống tại trung tam giống cây trồng và gia súc Phó Bảng. Ảnh: ST
Chính vì tính kén đất, khí hậu và tính khắt khe trong chăm sóc tam thất, nên đã có thời gian cây tam thất không được tỉnh Hà Giang chú trọng, diện tích dần thu hẹp và trồng nhỏ lẻ, manh mún trong các hộ dân. Trong khi đó, Châu Vân Sơn của Trung Quốc là một tỉnh nằm tiếp giáo với Hà Giang, có các điệu kiện tương đồng Hà Giang, thì họ lại được mệnh danh là “thủ phủ tam thất của Trung Quốc và Thế Giới”. Hàng năm, người dân Châu Vân Sơn càng giàu lên nhờ cây tam thất. Chính vì vậy, Hà Giang nhận thấy giá trị kinh tế tiềm năng và giá trị Y học mà tam thất đem lại cho con người là rất hữu ích, từ đàu năm 2012, Hà Giang đã triển khai lại và phát triển cây tam thất tại trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (Phó Bảng là thị trấn của huyện Đồng Văn – Hà Giang). Hy vọng, với sự giúp đỡ của Chính phủ và tỉnh Hà Giang, cây tam thất luôn chú trọng được phát triển và bao tiêu sản phẩm đầu ra, để người dân của cao nguyên đá Đồng Văn có cuộc sống sung túc hơn nữa.