Giống như rượu Tam Thất thì Tam thất trộn mật ong cũng là một bài thuốc bồi bổ cơ thể và chữa trị một số bệnh như suy nhược cơ thể, các bệnh về đường tiêu hóa… Còn đối với làm đẹp nó giúp chị em điều trị nám da, tàn nhang. Loại thảo dược này dần dần đã lan rộng sang các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Chúng được áp dụng rất nhiều trong y học cũng như được dùng như một bài thuốc điều trị tại nhà. Bài viết này xin dành để viết về tác dụng của tam thất và mật ong
Tam thất còn gọi là “sâm tam thất” và “kim bất hoán” có tên khoa học là Panax Pseudo-Ginseng Wall, thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Trong củ tam thất có chứa các chất như Acid amin, hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B. Saponin trong tam thất ít độc. Theo Đông y tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Cũng như quá trình ngâm Tam Thất với rượu thì Tam Thất khi được làm khô, tán nhuyễn thành bột rồi trộn với mật ong nguyên chất, mỗi ngày ăn một chén nhỏ thì có một số tác dụng:
– Tăng cường, hỗ trợ cho việc tiêu hóa, trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, bí đại tiện, đau loét dạ dày.
– Khử độc tố trong cơ thể, trị các chứng ho khan
– Tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể, đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu, giúp máu huyết lưu thông, cải thiện tình trạng tim và mạch.
- Dùng là thuốc bổ, đặc biệt hữu ích cho cơ thể bị suy nhược, giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Khi sử dụng mật ong để trộn Tam Thất thì khách hàng nên sử dụng mật ong nguyên chất và bột Tam Thất không vị pha tạp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tác dụng không mong muốn. Đối với từng chức năng sử dụng thì tỉ lệ trộn bột Tam Thất và mật ong đều khác nhau.
Dù là Rượu Tam Thất hay Tam Thất trộn mật ong là loại thuốc cần lưu ý khi sử dụng và không nên quá lạm dụng. Tam Thất Mật Ong “hoạt huyết khóa ứ”, không nên sử dụng quá lâu. Cần sử dụng đúng liều lượng dưới sự theo dõi của thầy thuốc.