Bạn đã biết cách sử dụng củ tam thất hiệu quả?

Cách sử dụng củ tam thất được lưu truyền trong thực tế chủ yếu là từ những lời khuyên truyền miệng, mách bảo nhau của người dân. Để sử dụng đúng cách, người dùng nên tham khảo kĩ lời khuyên của các thầy thuốc cũng như đầu tư thời gian tìm hiểu trong dược thư cổ truyền của dân tộc.

Dùng tam thất đúng cách

Trước hết chúng ta phải chọn tam thất đúng cách. Người dùng nên chú ý một số đặc điểm sau: Thân củ giống hình dạng con quay nhỏ, phía trên đầu thô ráp và có nhiều mấu lồi, dọc củ có những vết nhăn nhẹo chạy theo chiều dài, củ tam thất có vỏ màu tối (đen, xám) nhưng sau khi sơ chế sẽ có màu đen.

Cầm trên tay một củ tam thất “chất lượng” cho người cầm cảm giác chắc nặng, đặc biệt chú ý nếm thử, nếu thấy có vị ngọt nhẹ và ít đắng cùng với đó là mùi thơm hơi ngai ngái thì đó là một củ tam thất tốt.

ban-da-biet-cach-su-dung-cu-tam-that-hieu-qua-1

Sơ chế tam thất

Cách chế biến củ tam thất chuẩn nhất để nó có thể phát huy tác dụng là khi rửa tam thất tránh để nước ngấm qua vỏ vào ruột, cần phải rửa nhanh tay và lặp đi lặp lại một vài lần. Nhiệt độ phù hợp để phơi hay sấy khô là từ 50 độ C tới 60 độ C. Một số cách sử dụng củ tam thất sai lầm được nhiều người truyền miệng là rang trực tiếp trên chảo nóng hay tẩm tam thất với mỡ gà hoặc các loại thuốc khác rồi mới đem phơi vô tình trở lên khá phổ biến, các bạn nên lưu ý điều này.

Sau khi nắm được cách sơ chế và những chú ý cần thiết, chúng ta đã có thể bắt đầu sử dụng hiệu quả thực phẩm tự  nhiên vô cùng bổ dưỡng này rồi! Có 2 cách dùng tam thất chính. Một là dùng sống, hai là dùng tam thất chín.

Có thể dùng tam thất sống dưới dạng bột tán mịn hoặc cắt thành từng lát tròn bỏ vừa miệng để ngậm hay nhai trực tiếp, củ tham thất còn được mài ra rồi pha với nước dùng để uống trực tiếp. Cách dùng sống này đảm bảo giữ được các tính chất tự nhiên của củ tam thất, giúp cho những tinh túy dinh dưỡng không bị mất đi so với việc phải chế biến qua nhiều khâu. Tuy nhiên, đối với nhiều người, dùng trực tiếp không qua chế biết thực sự không phải là một cách sử dụng củ tam thất dễ chịu.

Để dễ dùng hơn, có thể chế biến qua bằng cách cho cả củ hoặc cắt lát vào hấp cách thủy cho mềm ra, bớt mùi ngái khó chịu. Kết hợp với các món ăn khác cũng là một cách dùng tam thất rất ngon miệng, củ tam thất có thể cắt lát, sao khô hoặc tán thành bột rồi ninh chung với thịt gà và các hương liệu khác. Vị ngọt từ thịt và nước dùng bùi béo ngậy từ gà hầm sẽ làm chất dẫn cho dinh dưỡng từ củ tam thất được hấp thụ tốt hơn. Với món hầm như vậy, người dùng có thể sử dụng đa dạng các hương liệu, hay các vị thuốc tự nhiên đi kèm như rau ngải cứu, nhân sâm, nấm linh chi …

ban-da-biet-cach-su-dung-cu-tam-that-hieu-qua

Theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, người dùng không nên chỉ dùng củ tam thất như là một loại thuốc bổ đơn thuần, thay vào đó là biến nó trở thành một món ăn hàng ngày vừa ngon miệng mà lại bổ dưỡng.

Nếu như gà hầm tam thất đã quá phổ biến, các bà nội trợ có thể thiên biến vạn hóa thành các món như Thịt thăn hầm tam thất, Tam thất hấp mật ong, Tim lợn tần hoa/rễ tam thất, Tam thất hấp cua bể (lưu ý món này không nên ăn thường xuyên vì quá nhiều chất khiến cơ thể khó tiếp thu dẫn đến dư thừa).

Trên đây là một số cách sử dụng củ tam thất rất hữu ích, các bà nội trợ lên lưu lại hoặc chia sẻ với mọi người để những người xung quanh có thêm kiến thức mới cũng như các món ăn vừa ngon lại vừa bổ dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.