Với công dụng bồi bổ sức khỏe, tam thất đang được nhiều gia đình tìm mua và sử dụng làm thuốc cũng như kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo thành những món ăn ngon bổ dưỡng cho mọi người. Vậy cách chế biến tam thất tươi thế nào mới đúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Xem thêm bài viết khác:
- Công dụng của tam thất bắc trong việc cầm máu
- Công dụng của nụ hoa tam thất bao tử
- Cách dùng tam thất chữa bệnh cao huyết áp
-
Giới thiệu về tam thất
Đặc điểm cây tam thất
Tam Thất là loài cây thân thảo sống lâu năm, có hoa ở ngọn thân, màu lục vàng nhát với 5 lá đài và 5 cánh hoa. Quả có hình cầu dẹt và khí chín có màu đỏ. Cây cao từ 30 – 50 cm, thân trơn không có lông, quả mọng hình cầu và khi chín có màu đỏ. Tam thất ra hoa chủ yêu vào tháng 5 đến tháng 7 và quả chín từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, có thể thu hoạch được sau 3 -7 năm gieo trồng. Hiện nay có 2 loại là tam thất nam và tam thất bắc.
Nơi sinh sống và thu hoạch tam thất
Đây là loài cây được trồng tại miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. tại nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều tại Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai ở độ cao 1200-1500m so với mực nước biển. công dụng của tam thất
-
Cách lựa chọn củ tam thất
Tam thất tươi sau khi thu hoạch tại vườn thì được cắt bỏ lá và rũ sạch đất bám trên củ (lưu ý không được rửa nước đế bảo quản được lâu hơn), sau đó củ được phân loại theo kích thước và đóng gói, đem phân phối tới khách hàng.
Để lựa chọn được tam thất tốt, ta cần lưu ý những đặc điểm sau: củ hình con quay, đầu sần sủi và không phân nhánh, có nhiều vết nhăn dọc, ở dạng sống có vỏ ngoài màu đen hoặc xám, sau khi sơ chế thì có màu đen, ruột đặc màu xám, có mùi thơm nhẹ và vị ngọt nhẹ, ít đắng.
-
Các cách chế biến tam thất tươi
Tam thất có tác dụng chính là cầm máu, ngoài ra nó còn có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư và kéo dài sự sống cho các bệnh nhân bị bệnh này. Dưới đây là một số cách chế biến tam thất tươi như sau:
Sấy khô tam thất tươi
Sau khi chọn lựa được xong, là tới công đoạn sơ chế. Cách chế biến tam thất tươi chuẩn nhất thì đầu tiên khi rửa không được để nước ngấm vào ruột, cần rửa nhanh tay và lặp lại vài lần cho sạch củ tam thất. Có thể rửa bằng vòi cao áp để sạch hết đất cát và để nơi khô ráo. tam thất đen
Tiếp đó cần cắt bỏ rễ nhỏ, có thể sử dụng để đun nước uống chứ không nên lãng phí. Nhiệt độ phù hợp để phơi hoặc sấy khô tam thất là từ 50 đến 60 độ C, không được sấy hoặc rang trực tiếp trên chảo nóng hoặc tẩm với mỡ gà và các loại thuốc khác như nhiều người truyền miệng, vì nó sẽ làm biến chất hoặc thay đổi tác dụng của tam thất.
Chế biến tam thất tươi để thành các món ăn ngon miệng
Củ tam thất còn được sử dụng chung với các nguyên liệu thực phẩm khác để chế biến thành các món ăn ngon bổ dưỡng. Củ tam thất có thể hấp cho mềm, thái lát mỏng hoặc phơi khô hay tán bột, hầm với thịt gà ăn hoặc là ngâm với rượu, có thể sử dụng sau 36 tháng và rượu tam thất càng ngâm lâu thì càng thơm ngon, trong bữa ăn uống 1 chén nhỏ có tác dụng bổ sung sinh lực hiệu quả. công dụng của hoa tam thất
Ngâm rượu tam thất tươi
Tam thất tươi sau khi sơ chế thì ngâm 1 kg tam thất với 1 lít rượu, ngâm từ 1 tháng trở đi thì có thể dùng được tuy nhiên rượu tam thất càng để lâu càng ngon và bổ. Hàng ngày có thể dùng từ 1 đến 2 chén nhỏ trước khi ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ để tăng cường sinh lực và bổ sung khí huyết.
Với cách chế biến tam thất tươi như vậy, sau khi phơi khô có thể bảo quản trong túi PE và hút chân không, hạn sử dụng có thể lên tới 6 năm. Hy vọng bài viết giúp bạn có cách chế biến và bảo quản tam thất một cách tốt nhất.