Tam thất là một loại thảo dược quý hiếm có giá trị cao trong y học. Hiện nay có hai loại tam thất là tam thất nam (hay còn gọi là tam thất gừng) và tam thất bắc, trong đó tam thất bắc được biết đến là loại được liệu có tác dụng cầm máu đầu tiền. Vậy tác dụng của tam thất bắc trong việc cầm máu hiệu quả thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Các bài viết khác:
- Công dụng của nụ hoa tam thất bao tử
- Cách dùng tam thất chữa bệnh cao huyết áp
- Công dụng của tam thất đen đối với sức khỏe
-
Đặc điểm, phân loại Tam Thất
Cây Tam thất là loại cây có thân nhỏ và có chiều cao từ 30 cm – 60 cm, lá mọc vòng từ 3 đến 4 vòng lá một và có hình dạng bàn tay xòe, thân mọc đứng và vỏ trơn. Thời gian thu hoạch tam thất là từ 3 – 7 năm có thể thu hoạch rễ, tiếp đó là sơ chế củ để làm thuốc. tam thất
Có hai loại tam thất: Tam thất nam (tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông) và tam thất bắc (thổ sâm, sâm tham thất, kim bát hòa). Rễ tam thất bắc có vị đắng, tính ấm và thường có màu vàng nhạt, chứa nhiều thành phần quý như nhân Sterol, đường, Acid amin và một số chất quan trọng khác. tam thất bắc
-
Tác dụng của tam thất bắc trong việc cầm máu
Tam thất bắc có nhiều công dụng như: kích thích tâm thần, hạn chế bệnh trầm uất hiệu quả, bổ sung sức lực và tăng cường sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế khả năng phát triển của các khối u, kéo dài sự sống của bệnh nhân ung thư, nhưng công dụng đầu tiên được biết đến và phổ biến nhất chính là công dụng cầm máu. hoa tam thất
Với khả năng cầm máu đặc biệt hiệu quả, tam thất bắc được sử dựng trong những trường hợp chảy máu do chấn thương (bên trong nội tạng hay cả vết thương hở bên ngoài), khả năng tiêu máu ứ đọng và giảm sưng, tiêu sưng cũng là nhưng công dụng đặc biệt của loại thảo dược này.
Để phát huy tác dụng của tam thất bắc trong việc cầm máu, cần được chế biến bằng cách rửa sạch sau đó đem phơi nắng hoặc sấy khô ở 50 -60 độ C, sau đó nấu lên. Ngoài ra để phát huy tối đa công dụng, có thể thái lát hoặc tán thành bột để sử dụng được dài lâu, bởi vì tam thất sau chế biến chỉ có hạn sử dụng từ 6 – 12 tháng. Cách tốt nhất để sử dụng tam thất bắc chính là dùng đến đâu chế biến đến đó, hoặc có thể ngâm với rượu, mật ong để bảo quản. Liều lượng sử dụng tam thất bắc là từ 10 – 20g, chia nhỏ uống 4 đến 5 lần mỗi ngày.
Hai bài thuốc cầm máu từ tam thất:
Chữa chảy máu cam, ho ra máu, đi ngoài ra máu: đá hoa 12g, tam thất 10g, than tóc rối tồn tính 4g. Phơi khô và tán bột, ngày uống 2 lần và uống với nước ấm.
Chữa nôn ra máu: gà ta làm sạch lông, bỏ lòng đem hầm cách thủy với 5g bột tam thất, 200ml nước ngó sen, 15ml rượu lâu năm, cách một ngày ăn một lần cho đến khi khỏi. Ngoài chữa nôn ra máu, bài thuốc này còn để bổi bổ sức khỏe rất tốt cho người gầy, yếu, người mới ốm dậy.
Lưu ý:
Đối với những người nóng trong người nếu uống quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tác dụng bất lợi như mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa,… do đó những người thuộc trường hợp này cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Trong thời gian dùng tam thất để cầm máu bệnh nhân không được sử dụng các sản phẩm từ gừng và tỏi, đặc biệt phụ nữ có thai đặc biệt tối kỵ với loại thảo dược này. Người hư khí huyết cũng không được dùng
Như vậy tam thất là loại dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh phong phú. Phố biến nhất chính là công dụng của tam thất bắc trong việc cầm máu. Tuy nhiên thuốc bổ cũng cần dùng đúng cách mới phát huy được tác dụng của nó, hy vọng bài viết cung cấp thêm thông tin cần thiết cho các bạn về loài cây tam thất.