Củ tam thất với chị em phụ nữ

Mới đây tổ chức y tế thế giới đã chính thức công bố một số công dụng của tam thất trong điều trị lâm sàng đó là: dạ dày hành tá tràng, tiểu tiện ra máu, vết thương bầm dập, chảy máu , điều trị phụ nữ sau khi sinh, trĩ, ho ra máu, lao phổi, áp-xe phổi, rong kinh, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, trị các chứng xuất huyết: đường tiêu hóa trên…

Nhưng đặc biệt là những công dụng kì diệu của tam thất với phụ nữ:

Tam thất sử dụng chung với linh chi theo tỷ lệ 50/50 trong vòng 1 năm liên tục có thể giúp tóc bạc thay đổi thành đen. Ăn tam thất tươi giúp tiêu sưng, giảm đau, bổ máu. Với những người bị đau ngực, liệt nửa người, méo miệng, trúng phong, dùng tam thất có thể cải thiện tốt tình trạng sức khỏe. Ðặc biệt, tam thất có thể điều trị các bệnh về gan: viêm gan, xơ gan. Riêng những người bị u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung… nếu dùng tam thất phối hợp cùng một số vị thuốc khác sẽ có khả năng tiêu viêm, làm kích thước khối u ngưng phát  triển và tiêu dần. Dùng tam thất đúng liều lượng không gây chứng liệt dương mà ngược lại, nó còn làm tăng cường sinh lực. Tam thất là vị thuốc bổ huyết nên để tăng tác dụng bổ người ta trộn chung với nhân sâm theo tỷ lệ 50/50 hoặc tùy theo yêu cầu bồi bổ hay chữa bệnh mà chia tỷ lệ khác nhau. Phối hợp 2 vị thuốc này vừa có tác dụng bổ khí vừa có tác dụng bổ huyết. Ngoài ra cũng có thể hòa với nước chín uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày chia thành 3 lần. Tam thất có thể trộn với mật ong, nặn thành viên cũng với liều lượng tương tự để chữ bệnh dạ dày. Củ tam thất thường được dùng cho phụ nữ mới sinh xong. Lúc này cơ thể phụ nữ mới sinh thường ở trạng thái lạnh và yếu nên hầm tam thất với  gà ác ăn hết trong một bữa, cách một ngày ăn 01 con sẽ giúp sản dịch hết nhanh, lưu thông khí huyết, da dẻ hồng hào.

Dùng tam thất để bảo vệ tim mạch, chứng đau thắt ngực, phòng ngừa thiếu máu não, giảm lipit máu, hạ huyết áp, chống ngất xỉu, say tàu xe, tăng hiệu quả tạo máu, an thần, làm chậm lão hóa

củ tam thất

Một số bài thuốc từ tam thất:

– Chữa đau bụng trước kỳ kinh: Ngày pha 5 g bột tam thất với cháo loãng hoặc nước ấm dùng trong 1 lần.

– Phòng và trị đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), pha với nước ấm.

– Trường hợp thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.

– Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), pha chung với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

– Chữa các vết bầm tím do đọng máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

– Chữa đau vùng thắt lưng: Bột tam thất, bột hồng nhân sâm tỉ lệ 1/1 trộn đều, pha với nước ấm, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ). Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe đối với người suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh.

– Hỗ trợ điều trị bạch cầu cấp và mãn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống hằng ngày.

– Trường hợp chảy máu do chấn thương, ho ra máu, rong kinh, chảy máu cam: Dùng bột tam thất hòa với nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.

– Tam thất với kỷ tử và cúc hoa sắc lên uống để chữa các chứng bệnh về mắt.

– Tam thất với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.

– Sau khi sinh để lấy lại sức khỏe cho sản phụ: nên chọn một con gà ác loại nhỏ, (lông trắng, chân chì) tốt nhất. Sau khi làm sạch gà, bỏ phủ tạng, cho 6 – 9g tam thất đã tán bột vào trong bụng gà, hấp cách thủy. Một tuần dùng 2 – 3 con. Ăn trong khoảng 3 – 4 tuần. Cách này cũng tốt cho những trường hợp bị thương mất máu, đa kinh, sau sốt xuất huyết, sốt rét, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu,  trĩ xuất huyết, nôn ra máu, băng huyết hoặc các trường hợp thiếu máu, da xanh gầy hay hoa mắt, chóng mặt…

– Ngoài ra, có thể dùng tam thất dưới dạng thuốc bột, nếu chảy máu do vết thương bên ngoài, dùng bột tam thất tán mịn, rắc vào vết thương rồi băng lại. Liều dùng chung của tam thất khoảng từ 3 – 9g.

– Viêm loét đường tiêu hóa, trong bụng đau nhói: bột tam thất chiêu với nước sôi để nguội, mỗi lần 3-5g, ngày 4 lần.

– Trị viêm gan thể cấp tính: Tam thất 12g, nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, mạch môn, bồ công anh, thạch hộc mỗi vị 12g, xương bồ (sao cám) 8g, sắc uống ngày một thang. Uống liền 3 – 4 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

– Trị viêm cấp đường tiết niệu, tiểu ra máu: Tam thất 4g, lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân hoa, mỗi vị 16g, sinh địa, cam thảo đất, nam mộc hương, mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 1-2 tuần.

– Đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu: Tam thất 10g, hoa nhụy thạch (một loại sa khoáng, thành phần chứa cacbonat Ca và cacbonat Mg), huyết dư thán (tóc rối đốt tồn tính), mỗi vị 5g. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần. Uống liền 1-2 tuần tới khi hết các triệu chứng.

– Ngã chấn thương chảy máu, tụ máu, bầm tím, sưng tấy, dùng bột tam thất 5g, pha với rượu để uống.

Tuy nhiên, chủ yếu là tác dụng vào phần âm huyết để cầm máu, tiêu máu cục và bổ máu nên được ưu tiên dùng cho chị em phụ nữ

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.

Không chỉ là người bạn đồng hành giúp phụ nữ có một sức khỏe tốt mà những bộ phận khác của cây tam thất còn là một loại mỹ phẩm giúp chị em làm đẹp và trẻ mãi với thời gian để tìm hiểu nhiều thêm về công dụng của các bộ phận cây tam thất, bạn đọc có thể xem qua:

Hoa tam thất

Nụ tam thất

Quả tam thất

Rễ tam thất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.