Những lưu ý khi sử dụng tam thất

Là một loại thuốc quý, đã được lưu truyền và sử dụng từ lâu đời, tam thất cực kì tốt cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh con. Với nhiều công dụng như bổ huyết, tăng cường sinh lực, bảo vệ tim mạch … tam thất đang được sử dụng khá phổ biến, song chúng ta không nên sử dụng một cách bừa bãi mà cần nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng loại thuốc quý này.

Mặc dù có rất nhiều tác dụng bổ dưỡng với chị em phụ nữ, song cần phải đặc biệt chú ý không dùng tam thất trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang bầu
  • Khi bị tiêu chảy (có nguy cơ gây tử vong)
  • Thận trọng khi cho trẻ em sử dụng (đặc biệt lưu ý phải có sự cho phép và chỉ dẫn từ phía thầy thuốc)

Tuy không được sử dụng trong thai kì, song tam thất lại rất tốt cho phụ nữ sau sinh đặc biệt là loại tam thất bắc hay còn gọi là sâm tam thất. Phần lớn củ tam thất bắc đều có hình con quay hay hình thoi, độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1,5cm, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ. Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh, nếm một chút sẽ có cảm giác vị đắng ngọt theo một ít mùi thơm. Bạn cần nắm được những đặc điểm này để chọn mua đúng loại tam thất thích hợp.

tam thất

Xét về công dụng tam thất, theo y học hiện đại, tam thất bắc có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau … nên đặc biệt thích hợp với những phụ nữ sau sinh.

  • Tam thất bắc có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, sức đề kháng và khả năng miễn dịch
  • Kích thích thần kinh, chống trầm cảm
  • Bảo vệ tim mạch chống những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy.
  • Ngoài ra tam thất còn có tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đạp gây bầm tím phần mềm)
  • Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn một số bài thuốc từ tam thất bắc:

  • Chữa thống kinh (đau bụng trước kì kinh nguyệt): Ngày uống 5g bột tam thất, uống 1 lần, pha với cháo loãng hoặc nước ấm.
  • Phòng chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3 – 6 g bột tam thất (1 lần), pha với nước ấm.
  • Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo, ăn liên tục trong vài tháng.
  • Chữa thấp tim: Ngày uống 3g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ) pha với nước ấm, dùng trong 30 ngày.
  • Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), pha với nước ấm. Thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
  • Chữa bạch cầu cấp và mãn tính: Đương quy 15 – 30g, xuyên khung 15 – 30g, xích thược 15 – 20g, hồng hoa 8 – 10g, tam thất 6g sắc uống.
  • Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh huyết, chảy máu cam: dùng bột tam thất hòa nước ấm uống hàng ngày, 20g/ngày.
  • Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.