Từ xưa tam thất đã được biết đến như 1 loại thần dược với nhiều công dụng hữu hiệu cho sức khỏe con người. Bởi tam thất có 2 loại là tam thất bắc và tam thất nam, nhưng tam thất nam chỉ là cây thuộc họ gừng, không có nhiều công dụng; nên loại được coi là thần dược chính là tam thất bắc.
Tam thất bắc vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, tiêu sưng, bồi bổ sức khỏe. Sử dụng cho người mệt mỏi, mới ốm dậy, các chứng bệnh về đường huyết, tim mạch. Đặc biệt là với phụ nữ sau sinh giúp tăng cường sức khỏe, đào thải máu sinh, và tái tạo máu mới.
Củ tam thất được dân gian lưu truyền qua các bài thuốc đông y chữa nhiều bệnh thông dụng, cũng như các món ăn dễ làm nhằm bồi bổ sức khỏe. Bởi vậy, cho đến nay rất nhiều người có thói quen sử dụng tam thất bắc như thuốc bổ. Chưa kể, với sự phát triển của y học hiện đại còn cho thấy, củ tam thất chữa ung thư – làm ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư; đồng thời tăng cường sinh lực cho cơ thể trong quá trình xạ trị, hóa trị (nếu có).
Một số bài thuốc từ tam thất bắc:
– Đi tiểu ra máu: Tam thất bột: 4g; Nước sắc Cỏ bấc đèn và Gừng tươi: vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng.
– Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
– Chữa đau thắt lưng: Bột hồng sâm và bột tam thất lượng như nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), pha với nước ấm. (Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người người mới ốm dậy, suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh.)
– Chữa chảy máu cam; ho ra máu: Tam thất 10g; Đá hoa 12g (nung); Than tóc rối tồn tính 4g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước đun sôi để nguội, uống đến khi khỏi thì ngừng.
– Sau khi sinh máu ra nhiều: Bột Tam thất 6g hoà với nước cháo uống hằng ngày.
– Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), pha với nước ấm.
– Đau mắt đỏ lâu ngày không khỏi: Mài tam thất với nước rồi bôi xung quanh mí mắt (bôi ngoài).
– Chữa bạch cầu cấp và mãn tính: Đương quy 15-30 g, hồng hoa 8-10 g, xuyên khung 15-30 g, tam thất 6 g, xích thược 15-20 g sắc lấy nước uống.
– Xuất huyết đại tràng: Tam thất bột: 8g; Rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột. Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (Thục địa chế rượu: 10g, Bạch thược: 10g, Đương quy tẩm rượu sao: 10g, Xuyên thang: 10g) Uống vài ba lần sẽ khỏi.
– Sưng đau không rõ nguyên nhân: Hoà bột tam thất với dấm, đắp ngày 2 lần.
– Đau bụng trước kỳ kinh: Ngày uống 5 g bột tam thất, ngày uống 1 lần, pha với cháo loãng hoặc nước ấm.
– Loét hành tá tràng và dạ dày: Bạch cập: 9g; Mai mực: 3g; Tam thất bột: 12g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g uống từ 15-21 ngày.
– Viêm tĩnh mạch nông: Bột Tam thất 2g, uống 2 lần/ngày.
– Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Bột tam thất 2-3 g, ngày uống tam thất 3 lần, cách nhau 6-8 giờ, pha với nước ấm.
– Nam giới bị viêm tiền liệt tuyến: Tam thất sống: 3g. Nhai rồi nuốt hàng ngày vào sáng sớm.