Tam thất hoang – loại sâm quý hiếm của Việt Nam. Là loại cây thuộc họ Tam thất, chúng được mong hoang trong tự nhiên, ở các vùng núi cao trên 1.000m như Sapa (Lào Cai), Hà Giang. Tam thất hoang có tên khoa học là Panax pseudoginseng Nees.
Qua nhiều khảo sát và thực tế nghiên cứu, căn cứ vào các kết quả, các nhà khoa học cho biết, tam thất hoang chính là một chi của Sâm Ngọc Linh. Vì vậy, ngoài các đặc tính ưu Việt của tam thất, ngoài ra nó còn có các tính ưu Việt quý của Sâm Ngọc Linh.
Về hình dáng: Tam thất hoang có hình dánh dài loằng ngoằng, rất nhiều mắt, mỗi năm tam thất hoang thường ra từ 2-7 lá, sau khi lá rụng sẽ để lại các vết sẹo mà chúng ta gọi là mắt, mắt này chúng ta gọi là mắt sâm. Tam thất hoang thường không có củ gốc hoặc có nhưng rất nhỏ. thường có rất ít rễ con xung quanh, nếu như không có kiến thức về loại này thì đa số khách hàng mua nhầm tam thất hoang mà cứ tưởng mình mua được loại Sâm Ngọc Linh lâu năm và đã bỏ ra một số tiền không hề nhỏ.
Thân lá nhìn bề ngoài cũng giống y hệt thân lá của Sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy, khi mua các con buôn thương mua nguyên lá để tạo thêm độ tin tưởng cho khách hàng rồi làm giả Sâm Ngọc Linh.
Về thành phần hợp chất: có chứa thành phần GR2 , G-RB1 , G-Rg1 tương tự như sâm Ngọc Linh (hợp chất này rất có giá trị về y học) nhưng tỉ lệ chỉ bằng 60% so với sâm Ngọc Linh. Chính vì điều này nên người bán tam thất hoang (giả sâm Ngọc Linh) rất tự tin khi khách yêu cầu đi kiểm định và trung tâm kiểm định bằng phương pháp hóa học kết luận “mẫu gởi kiểm định có thành phần tương tự như sâm Ngọc Linh“, do vậy người tiêu dùng vẫn bị mua nhầm Tam thất hoang thành Sâm Ngọc Linh mà bỏ ra không hề ít tiền.
– Về công dụng của tam thất hoang:
1. Tăng cường miễn dịch, bồi bồi bổ sức khỏe
2. Chống viêm nhiễm, chấn thương, chống tụ máu.
3. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol cao trong máu
4. Điều trị tổn thương gan
5. Chống khối u, tiêu u
6. Ngăn ngừa lão hóa, tuần hoàn máu, tăng cường trí nhớ.