Tam thất trong tài liệu dược của Trung Quốc

Tam thất vẫn luôn nổi tiếng là một vị thuốc quý có nhiều công dụng trong việc phòng và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về tam thất trong thời xa xưa nhé.

Thời xa xưa, trong cuốn “Lôi công dược đối” của Từ Chi Tài thời Bắc Tề – Trung Quốc, tam thất đã được biến đến là 1 vị thuốc rất tốt. Cho đến thời nhà Minh năm  1338, tại cuốn “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân đã xếp tam thất vào bộ thuốc lý (lợi) huyết dược. Trong đó tam thất thuộc mục thuốc “chỉ huyết” và điều này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.

Cũng theo nhiều tài liệu dược quý của Trung Quốc, tam thất là loại cây  có nhiều tên gọi khác như Phật thủ sơn thất. Cái tên này ra đời vì củ tam thất thường mọc hoang trên núi, lại có nhiều nhánh rất giống với hình quả phật thủ. Ngoài ra nó còn có tên gọi là huyết sâm. Với tên gọi này, tam thất được mệnh danh là loại thuốc có tính chất đặc biệt trong việc điều trị  và chữa các bệnh về huyết. Ngoài tam thất ra, không có vị thuốc nào có thể sánh được nên tam thất còn được ngợi ca là quý như sâm. Khi cơ thể bạn xuất hiện tình trạng máu chảy thì tam thất có thể cầm lại, khi xuất hiện cục máu đông thì tam thất lại có thể làm nó tan đi. Vì là vị thuốc tốt, lại mọc hoang rất hiếm nên tam thất còn có tên khác là “Kim bất hoán” – có nghĩa là dù có vàng cũng không thể đổi.

Cách đây khoảng 400 năm về trước, người vùng Châu Văn Sơn (thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã biết cách trồng tam thất và họ gọi chúng bằng cái tên: Điền tam thất. Sau đó 1 thời gian, người Tứ Xuyên (Trung Quốc) di thực loại cây này từ Vân Nam về trồng và gọi nó bằng tên xuyên tam thất. Vì tam thất là vị thuốc sở hữu nhiều tác dụng  khác nhau nên con người còn đặt tên cho nó là “sâm tam thất”, “thổ tam thất”. Ở Việt Nam, tam thất thường mọc hoang trên nhiều dãy núi rừng thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang,…

Cũng theo tài liệu của Y học phương Đông, tam thất sở hữu vị ngọt hơi đắng, có tính ôn. Nó có tác dụng như chỉ huyết, tán ứ, giảm đau, tiêu thũng nên được dùng để điều trị trong các trường hợp: điều trị một số bộ phận trên cơ thể khi bị xuất huyết, có các vết ứ huyết do bị va đập, chấn thương, điều trị những vết thương lâu ngày không khỏi, ngoài ra còn giúp điều trị các chứng bệnh khác như ứ huyết sau khi sinh (phụ nữ sau sinh thường bị ứ huyết trong tử cung gây đau tức bụng dưới, bị băng huyết hoặc thổ huyết, lỵ ra máu, trên cơ thể xuất hiện nhiều vết tụ máu,…)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.