Công dụng cơ bản của tam thất

Theo những thông tin được ghi lại trong sách Y học cổ truyền, tam thất là loại cây có vị ngọt hơi đắng và có tính ấm. Về cơ bản, tam thất được ví như một vị thuốc chữa bệnh đặc biệt với nhiều các công năng khác nhau, trong đó chủ yếu là tán ứ (làm hết ứ trệ), hoạt huyết và chỉ huyết (tức cầm máu). Dù vậy, các Y thư cổ đều ghi rõ tam thất thực chất không phải là loại thuốc bổ huyết, tuy nhiên trong 1 số trường hợp khí huyết suy hư mà bị thêm chứng ứ trệ thì công dụng hoạt huyết hoá ứ của tam thế cũng có khả năng bổ huyết, sinh huyết gián tiếp cho cơ thể.

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường ăn tam thất để bồi bổ cơ thể bằng cách hầm cách thủy tam thất với gà choai. Món ăn này có thể giúp cung cấp công năng hoạt huyết sinh huyết của tam thất , ngoài  ra khi phối hợp với công dụng bổ ích khí huyết của thịt gà, cơ thể bạn sẽ được bồi bổ khí huyết rất tốt. Vì công dụng đặc biệt này mà nhiều người đánh giá cao tam thất quý giá và bổ không kém gì sâm, nên họ còn gọi tam thất bằng cái tên như sâm tam thất hoặc nhân sâm tam thất.

Dựa theo các kết quả nghiên cứu hiện đại, tam thất được đánh giá là có tác dụng cầm máu và hoạt huyết, bảo hộ cơ tim và chống lại các căn bệnh liên quan đến tim như thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, chống oxy hoá, làm chậm quá trình lão hoá, hạ áp, bảo vệ các tế bào não trong điều kiện cơ thể thiếu oxy và thiếu máu,…

Từ trước đến nay, nhiều cổ nhân còn khẳng định rằng tam thất chín có công dụng “bổ huyết ích khí, tráng dương tán hàn” cho nam giới. Ngoài ra các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra tam thất còn có công dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục. Dù vậy, do tam thất là vị thuốc chữa bệnh phần huyết nên nó thường được sử dụng cho phái nữ nhiều hơn nam giới.

Theo Y học cổ truyền, chúng ta có thể chỉ ra 3 cách điều chế tam thất chính như sau:

– Dùng  tam thất tươi, đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương.

– Dùng tam thất sống, rửa sạch, đem phơi hoặc sấy khô, sau đó thái phiến hoặc tán thành bột, dùng để chữa trị các triệu chứng như xuất huyết, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành, xích lỵ, đại tiện ra máu tươi, bệnh gan,…

– Dùng tam thất chín, đem rửa sạch, ủ rượu cho mềm sau đó thái mỏng, sao qua, đem chúng đi tán bột hoặc rửa sạch, tiếp tục thái mỏng, sao với dầu thực vật đến khi ra màu vàng nhạt rồi lại đem tán bột. Cách chế biến này được biết đến với công dụng bồi bổ cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.