Dưới đây, chúng tôi xin được dẫn ra những giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về thắc mắc của một số khách hàng trong vấn đề lựa chọn và công dụng của củ tam thất để bồi bổ cơ thể
Nữ giới chưa sinh nở có sử dụng tam thất được không? Nếu có thì liều lượng như thế nào là hợp lý?
Trong dân gian tam thất được ví như sâm, có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn. Tam thất có công dụng làm tan huyết ứ và cầm máu, làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau . Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, hành kinh đau bụng, đau bụng sau khi sinh con, sưng nề do viêm nhiễm… Sách viết tam thất dùng sống thì hoạt huyết cầm máu, giảm đau tiêu thũng; dùng chín thì bổ khí huyết, làm mạnh dương khí và trừ hàn. Với nữ giới chưa lập gia đình vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được tam thất.
Bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc có công dụng của củ tam thất với mục đích chữa bệnh thường gặp ở nữ giới như sau:
1)- Chữa đau bụng trước kỳ kinh: Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, pha với cháo loãng hoặc nước ấm.
2)- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều. Ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), pha với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
3)-Chữa bệnh băng huyết: tam thất 1g, gia cỏ mực 5g, nhỏ chảo gang 1g, muồng 1g. Thuốc sắc hoặc chế thành bột uống.
4)-Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu. Bột tam thất rắc làm cầm máu vết thương.
5)- Nấu món ăn bổ dưỡng: Hầm cách thủy tam thất với gà choai: khi đó công năng hoạt huyết sinh huyết của tam thất, phối hợp với tác dụng bổ ích khí huyết của thịt gà để thu được hiệu quả bồi bổ khí huyết cao nhất. Nên dùng mỗi tuần một lần để bồi bổ cơ thể.
Ăn nhiều củ tam thất dễ bị vô sinh?
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết: Thỉnh thoảng có thể dùng tam thất hấp với thịt nạc ăn hoàn toàn không có hại và không gây loãng tinh dịch như nhiều người nghĩ. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy tam thất còn có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục nên còn góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể, đúng như cổ nhân coi tam thất có công năng “tráng dương”.
Tuy nhiên, không được lạm dụng vì “nam khí, nữ huyết”, nghĩa là nam giới nên trọng thuốc bổ khí, nữ giới nên trọng thuốc bổ huyết. Bởi vậy, khi dùng tam thất tốt nhất nên đến khám và được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa để có thể sử dụng tốt những công dụng của tam thất.