Củ tam thất chữa bệnh gì: Hỏi- Đáp với bác sĩ chuyên khoa

Dưới đây, là một số câu hỏi – đáp với các bác sĩ chuyên khoa để rõ hơn về việc củ tam thất chữa bệnh gì, cách chữa và những vấn đề khi sử dụng.

Ăn tam thất có hết đau toàn thân không?

Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú – Chuyên khoa Nội – Sản – Nhi -Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia

Tam thất, còn có tên là Nhân sâm tam thất/Kim bất hoán, tên khoa học là Radix Notoginseng. Đây là loại cây thảo sống nhiều năm, thân cao 30-50cm. Có thành phần hóa học: Củ Tam thất chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca. Theo y học cổ truyền, Tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau).

Củ tam thất chữa bệnh gì: Tam thất được dùng chữa thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong kinh, sinh xong máu hôi ra không hết, mắt đỏ sưng đau, rắn độc cắn. Rễ ngâm rượu trị vết thương do đâm chém, đòn ngã tổn thương. Bên cạnh đó, tam thất thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả, hung tý giảo thống (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), sản hậu phúc thống do ứ trở (đau bụng sau khi sinh con), sưng nề do viêm nhiễm…

Theo y học cổ truyền thì tam thất có tác dụng giảm đau, y học hiện đại cũng đã chứng minh trong cả củ và cây tam thất đều có chất có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên tam thất có tác dụng chữa đau nhức toàn thân hay không thì còn chưa có nghiên cứu nào nói đến, vì đau toàn thân do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Sơ chế trước khi dùng: Để bảo đảm hiệu quả chữa bệnh và an toàn, trước hết, rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60oC (tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà, rồi phơi sấy khô như một số người đã làm). Khi dùng, mới thái lát hoặc tán bột. Dùng đến đâu làm đến đó vì để nguyên củ thì thời hạn sử dụng có thể kéo dài đến 2 năm; nếu thái lát hoặc tán bột, chỉ bảo quản được trong 6-12 tháng, có thể lâu hơn nếu ngâm bột với mật ong hoặc rượu.

1 số Công dụng của tam thất và cách dùng:

Tán ứ chỉ huyết, tiêu sưng giảm đau

– Hỗ trợ điều trị chứng thổ huyết, khạc huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, làm sạch máu hôi ở phụ nữ mới sinh

– Giảm đau trong trường hợp bị tổn thương làm tích tụ máu dưới da, huyết dịch tích đọng thành khối

– Hạn chế phát triển khối u trong trường hợp ung thư

Tiêu viêm trong viêm dạ dày, đại tràng

– Bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thúc đẩy quá trình tạo huyết

Tam thất có hai tác dụng chính là cầm máu và bổ dưỡng do chứa saponin triterpen là ginsenozid, một hoạt chất quý của nhân sâm.

Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống hoặc dạng lát cắt thì ngậm nhai rồi nuốt để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu, khối u. Bột tam thất rắc ngoài làm cầm máu nhanh các vết thương.

Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy. Củ tam thất hấp cho mềm, thái mỏng hoặc sao khô, tán bột rồi hầm với thịt gà, thịt chim, ăn hằng ngày trong vài tuần. Có thể ngâm rượu uống. Đơn giản thì hãm tam thất với nước sôi như pha trà, uống làm nhiều lần vừa dễ làm, tiện lợi, vừa giữ được hương vị, hoạt chất. Nước hãm tam thất pha với sữa dùng cho trẻ em rất tốt.

Có thể phối hợp với nhân sâm trong trường hợp uống riêng tam thất thấy có cảm giác “nóng”, nhất là đối với những người mà khí, huyết đều suy kiệt. Tuy nhiên, nên uống hỗn hợp sâm – tam thất vào ban ngày và uống riêng tam thất vào buổi tối vì nhân sâm sẽ làm cho tỉnh táo, khó ngủ.

Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt; với hoa hòe hoặc rutin trong những trường hợp chảy máu; với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.

Liều lượng: Dùng cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10-20g chia làm 4-5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày, người lớn: 5-6g chia hai lần; trẻ em tùy tuổi bằng 1/2 – 1/3 liều người lớn. Uống sau khi ăn 5 – 10 phút. Đối với các trường hợp ung thư, mỗi ngày có thể dùng liều 10g, liên tục trong 12 tháng hoặc lâu hơn.

 

Làm sao để hạn chế mụn khi uống tam thất?

cu-tam-that-chua-benh-gi

Theo ThS. Huỳnh Văn Quang-Da liễu-Bệnh viện 175

Sâm tâm thất không phải đặc trị mụn trứng cá. Dùng nhiều sẽ tăng dinh dưỡng, tăng bã nhờn làm cho vi khuẩn acne phát triển có thể làm cho mụn nặng lên.

  1. Nên giữ trang thái thần kinh thăng bằng sống lạc quan. Tránh lo âu căng thẳng, bất hòa, nóng nảy, stress. Không thức khuya quá 23h, tạo cảm giác ngủ ngon. Sống yêu đời, lạc quan.
  2. Chăm sóc da mặt: massage da mặt: hàng ngày chỉ nên rửa mặt 2 – 3 lần, rửa mặt bằng tay nhẹ nhàng tránh làm xây xước da, xoa bóp nhẹ nhàng da mặt giúp lưu thông chất bã. Có thể rửa mặt ngày 2 lần bằng xà phòng Acne aid bar có tác dụng tẩy bớt chất bã nhờn ở da. Hạn chế dùng mỹ phẩm, không dùng mỹ phẩm chứa corticoid.

– Không dùng mỹ phẩm lâu dài.

– Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, nhất là dạng crème (kem), dạng dầu…

  1. Hạn chế ăn chất ngọt, dầu mỡ, đồ chiên xào. Tránh để táo bón. Nên ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước lọc, nhiều sinh tố C để tăng đề kháng và làm sáng da.
  2. Luôn giữ môi trường trong sạch, thoáng mát nhất là nơi phòng ngủ.
  3. Che chắng nắng, chống nắngn Khi ra ngoài nên đội nón rộng vành, đeo kính bảo vệ.
  4. Khi có mụn không nên chích nặn.

vo-sinh

Ăn tam thất có bị vô sinh không?

Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú-Chuyên khoa Nội – Sản – Nhi-Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia

Theo tài liệu nước ngoài, tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau… được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng tấy đau nhức khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương, chữa những người kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.

Trong thời gian gần đây, Tam thất cũng được dùng như Nhân sâm điều trị ung thư cũng có kết quả. Một số trường hợp bị huyết áp thấp do thiếu máu nặng cũng dùng tam thất được. Phụ nữ có thai không được uống tam thất. Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Hiện chưa có nghiên cứu vấn đề của tam thất chữa được bệnh gì chưa có  khẳng định nào về việc dùng tam thất ở  nam giới còn ít tuổi sẽ gây vô sinh. Tuy nhiên vì tam thất có công dụng tư bổ cường tráng, làm tăng nội tiết sinh dục, do đó nếu sử dụng nhiều khi còn ít tuổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến nội tiết về sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.