Củ tam thất có tên khoa học là Panax Pseudo – Ginseng Wall và thuộc học ngũ gia bì. Trong củ tam thất có chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid amin, đường, nguyên tố Ca và Fe, hợp chất có nhân Sterol, 2 chất Arasaponin A và Arasaponin B. Từ trước đến nay, tam thất vẫn luôn được ca ngợi là loại thuốc cực kỳ tốt và hữu ích đối với nhiều người, đặc biệt là với phụ nữ. Thời xa xưa, tam thất không chỉ quý hiếm mà còn rất đắt, đắt đến nỗi người ta còn gọi tam thất là “quý hơn vàng”. Ngày nay thì tam thất được nuôi trồng nhiều hơn nên không còn quá đắt đỏ như xưa nữa, do vậy mà cũng có nhiều đối tượng có thể sử dụng tam thất hơn. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về công dụng của củ tam thất. Hy vọng các bạn đón đọc!
Trước hết, tam thất được biết đến như 1 vị thuốc quý dành cho phụ nữ, nhất là phụ nữ sinh đẻ. Các chuyên gia đã thực hiện thí nghiệm trên chuột cống cái con và chuột nhắt trắng cái cắt bỏ buồng trứng, kết quả thu được cho thấy tam thất có khả năng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ, điều này thể hiện qua các hoạt tính estrogen và hướng sinh dục. Đối với phụ nữ sau sinh đẻ, tam thất được dùng như 1 vị thuốc có thể cầm máu, tan ứ huyết, làm tan huyết hôi còn xót lại trong cơ thể người phụ nữ sau sinh. Phụ nữ sau sinh cũng rất dễ bị mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt và tam thất hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này.
Tam thất cũng có vai trò rất lớn đối với sức khỏe tim mạch. Cụ thể, nó giúp tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp tim. Chất noto ginsenosid có trong tam thất có khả năng giãn mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp cơ thể tăng cường sức chịu đựng khi bị thiếu oxy (nhờ đó má tránh choáng váng khi cơ thể mất máu nhiều). Ngoài ra tam thất còn có thể ngăn khả năng thấm của mao mạch, hạn chế những tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Trong các trường hợp va đập khiến cơ thể bầm tím phần mềm, sau các cuộc giải phẫu hay phẫu thuật,… bạn cũng nên dùng tam thất để tiêu máu, cầm máu, giảm sưng, kích thích hệ miễn dịch.
Đối với dây thần kinh, dịch chiết từ rễ tam thất có thể giúp thần kinh hưng phấn, tuy nhiên cần lưu ý rằng, dịch chiết từ lá của tam thất lại đem hiệu quả ngược lại: kéo dài hiệu quả thuốc an thần.