Dùng tam thất đúng cách để đạt được hiệu quả tốt

Tam thất từ xưa đến nay luôn được nhiều người đánh giá là một loại thuốc quý giá không thể thiếu trong mỗi gia đình nhờ tính năng bồi bổ cơ thể, chữa bệnh đa dụng và nhiều công dụng khác nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng tam thất đúng chuẩn nhất để đạt hiệu quả tối đa.

Trong Đông Y, tam thất được chỉ ra là có vị ngọt hơi đắng, có tính ấm cùng công dụng cầm máu, tán ứ (làm hết ứ trệ), giúp tiêu thũng, giảm đau, thường được rất nhiều người sử dụng để chữa trị các căn bệnh, chứng bệnh như thổ huyết (nôn ra máu), ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở những khiếu như mắt, tai; chữa chứng đại tiện ra máu, kiết lỵ phân có máu; các chứng băng huyết, rong huyết, rong kinh ở phụ nữ, chứng sản hậu huyết vựng – tức hoa mắt chóng mặt, sản dịch, huyết hôi không thoát ra được ở phụ nữ sau sinh.

Về cơ bản tam thất đã được nghiên cứu và chứng minh đây là 1 vị thuốc chữa bệnh rất tốt với công năng chủ yếu là tán ứ, hoạt huyết và chỉ huyết. Trong nhiều sách cổ có thi chép rằng, tam thất có khả năng “sinh dụng chỉ huyết tán ứ, tiêu thũng chỉ thống; thục dụng bổ huyết ích khí, tráng dương tán hàn” (tức là khi ta dùng tam thất sống thì giúp hoạt huyết, cầm máu, giảm đau và tiêu thũng; còn khi dùng tam thất chín thì giúp bổ khí huyết, trừ hàn và làm mạnh dương khí).

Ngoài ra, tam thất còn được chỉ ra là có công dụng bảo hộ cơ tim, giúp chúng ta chống lại các căn bệnh liên quan đến tim như bệnh thiếu máu cơ tim, các chứng rối loạn nhịp tim. Việc sử dụng tam thất thường xuyên còn giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá, làm chậm lại quá trình lão hoá của cơ thể, giúp bảo vệ các tế bào não trong điều kiện thiếu máu, chống lại sự hình thành huyết khối; đặc biệt giúp cơ thể, tinh thần trấn tĩnh và giải tỏa stress.

Theo kinh nghiệm dân gian của ông cha ta từ bao đời nay, tam thất  thường được sử dụng bằng cách hầm cách thuỷ với gà choai. Cách chế biến này có công dụng lấy công năng hoạt huyết sinh huyết của tam thất kết hợp cùng khả năng bổ ích khí huyết của thịt gà, qua đó thu lại được hiệu quả bồi bổ khí huyết cao nhất cho cơ thể người sử dụng. Với công dụng tuyệt vời như vậy, từ bao đời nay người dân Việt ta vẫn coi tam thất là vị thuốc vô cùng quý báu, bổ dưỡng không kém gì sâm. Chính vì thế mà ngoài cái tên tam thất, nó còn được gọi bởi những cái tên khác như Sâm tam thất, Nhân sâm tam thất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.