Các bạn có biết đến cây tam thất không? Cây tam thất là 1 loại dược liệu quý có tính ôn, vị hơi đắng, có khả năng hóa ứ, cầm máu, giảm đau, tiêu sưng. Khi dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được phép sử dụng gừng, tỏi cũng như các chế phẩm sản xuất từ gừng, tỏi. theo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, rong kinh, băng huyết, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, sau khi đẻ huyết hôi không ra, lưu huyết, tan ứ huyết, thiếu máu nặng, sưng tấy, người bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, ít ngủ.
Cây tam thất có tên khoa học là Panax Pseudo – Ginseng Wall. Đây là loại cây thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Về thành phần hóa học, trong củ tam thất có chứa các chất như đường, acid amin, hợp chất có nhân Sterol, các nguyên tố Ca và Fe, nhất là 2 chất Arasaponin A và Arasaponin B.
Từ xưa đến nay, dân gian ta vẫn truyền nhau dùng tam thất để bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Tuy khá phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm được hết công dụng của nó. Và ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý vị tác dụng chủ yếu của củ tam thất. Tam thất là vị thuốc có tác dụng ở nhiều mặt, tác dụng nào cũng đáng để chúng ta tin cậy. Do đó mà người xưa, nhất là đối với phụ nữ xưa thì tam thất quý như vàng bởi vì trong những tình huống cấp bách, có vàng chưa chắc đã đổi được của tam thất để mà dùng. Tam thất được chia làm 2 loại: tam thất bắc và tam thất nam. Trong đó tam thất bắc được gọi là sâm tam thất, kim bát hoàn, thổ sâm, họ nhân sâm. Tam thất nam thì được gọi là tam thất gừng, khương tam thất.
Tam thất là vị thuốc quý dành cho mọi người, nhất là dành cho phụ nữ và đặc biệt trong giai đoạn sinh đẻ. Không chỉ riêng phần củ mà phần rễ của cây tam thất cũng chứa dược lý rất phong phú. Trong thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bị cắt bỏ buồng trứng và chuột cống cái non, cây tam thất có khả năng kích thích nội tiết sinh dục nữ, được thể hiện ở hướng sinh dục và các hoạt tính osetrogen.
Theo Đông y, tam thất có vị ngọt hơi đắng, có tính ôn, có khả năng cầm máu, giảm đau, tiêu sưng rất tốt. Trong thời gian cầm máu thì các bạn không sử dụng gừng và tỏi. Đông y cũng chỉ ra tam thất còn trị được tình trạng thổ huyết, rong kinh, băng huyết, khí hôi không thoát, thiếu máu nặng, chóng mặt, đau đầu, thiếu ngủ,… Vì có nhiều công dụng tốt đến như vậy nên có rất nhiều gia đình dùng tam thất quanh năm.