Các bạn có biết đến tam thất? Tam thất là 1 vị thuốc cực kỳ nổi tiếng trong Y học cổ truyền của đất nước ta từ bao đời nay. Thậm chí trong Y học hiện đại cũng có nhiều những đánh giá rất tốt về loại thuốc quý này. Có thể đánh giá rằng, công dụng của tam thất là vô cùng đa dạng và bất ngờ. Chúng ta hãy cùng điểm qua 1 số công dụng tốt của vị thuốc này nhé!
Tam thất là vị thảo dược sở hữu vị ngọt hơi đắng, tính ấm, có vô số công dụng như:
-
Chỉ huyết (tức cầm máu), tán ứ (tức làm hết ứ trệ), tiêu thũng và định thống (tức giúp giảm đau).
-
Thường được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh như khái huyết (tức ho ra máu), thổ huyết (tức nôn ra máu), nục huyết (chảy máu ở các khiếu như mắt, tai hoặc chảy máu cam), huyết lỵ (chứng kiết lỵ phân có máu), tiện huyết (đại tiện ra máu), sản hậu huyết vựng (hoa mắt, đau đầu, chóng mặt sau khi sinh đẻ), trưng hà (trong bụng thường bị trướng hoặc đau), băng lậu (như băng huyết, rong kinh, rong huyết), ác lộ bất hạ (dùng cho sản phụ sau khi sinh đẻ cơ thể có huyết hôi không thoát ra được), cơ thể bị tụ máu hoặc bị xuất huyết máu do các trật đả,…
Về cơ bản, chúng ta có thể đánh giá tam thất như một vị thuốc tốt với công năng chủ yếu là: Tán ứ và hoạt huyết, chỉ huyết. Theo kinh nghiệm dân gian truyền từ bao đời này, tam thất thường được sử dụng bằng cách hầm cách thủy với gà choai. Cách chế biến này có thể giúp lấy công năng hoạt huyết sinh huyết của tam thất, sau đó phối hợp với tác dụng bồi bổ khí huyết của thịt gà, nhờ vậy mà có được tác dụng bổ khí huyết cực cao. Nhờ công dụng tuyệt vời của mình mà tam thất được đánh giá là bổ dưỡng không kém gì sâm nên còn được gọi bởi 2 cái tên khác là Sâm tam thất và Nhân sâm tam thất.
Theo kết quả nghiên cứu của Y học hiện đại, tam thất có công năng cầm máu, hoạt huyết và bảo hộ cơ tim, giúp cơ thể chống lại tình trạng thiếu máu cơ tim và chống rối loạn nhịp tim cực tốt. Tam thất cũng có tác dụng hạ áp và chống lại oxy hóa, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa, qua đó giúp bảo vệ các tế bào não luôn hoạt động ở mức tốt nhất dù cơ thể lâm vào tình trạng thiếu máu.
Tam thất cũng được chỉ ra có khả năng chống ngưng tập tiểu cầu, chống lại sự xuất hiện và hình thành huyết khối; giúp cơ thể an thần, giảm stress và căng thẳng, trấn tĩnh hơn.